Sinh sản, nhân dòng Tế_bào_xôma

  • Quá trình sinh sản của tế bào xôma tiến hành qua cơ chế nguyên phân – cơ sở sinh trưởng (lớn lên) của mọi bộ phận và cả cơ thể. Tuy nhiên, sự sinh sản này chỉ dẫn đến sự phát sinh ra thế hệ tế bào con, chứ không phải sự phát sinh ra thế hệ cơ thể con.
  • Nhưng ở các loài thực vật có khả năng sinh sản vô tính, thì từ một nhóm tế bào xôma vẫn có thể sinh ra cơ thể con (như người Việt Nam trồng mía từ hom, nhân giống cam bằng chiết cành). Một số loài động vật cũng có khả năng này (như thuỷ tức mọc chồi). Do đó, con của những loài này vẫn có khả năng nhận được đột biến của đời trước. Tuy nhiên, những hiện tượng trên chứng tỏ nguyên phân là cơ sở của sinh sản sinh dưỡng, chứ không phải là đã chứng minh tế bào xôma đã tạo ra tế bào sinh dụcgiao tử, ngoài ra, thế hệ con của chúng không có bộ nhiễm sắc thể mới được tổ hợp mới.
  • Trong những năm gần đây, khoa học hiện đại - bằng kỹ thuật nhân bản vô tính - đã tạo những động vật không qua sinh sản hữu tính như ếch và nổi tiếng nhất là cừu Dolly, cho phép tạo ra một động vật có bộ gen trên nhiễm sắc thể giống hệt mẹ, mà không qua sinh sản hữu tính, nên gọi là nhân dòng vô tính. Sự khác biệt gần như duy nhất là bộ gen ti thể được giữ lại trong hợp tử là của tế bào nhận, còn tế bào cho nhân không có.
  • Sự phát triển của khoa và kĩ thuật còn đã cho phép tạo ra các cơ thể con từ tế bào đơn bội, như nuôi cấy hạt phấn hoặc noãn chưa thụ tinh (công nghệ tế bào), thì cũng không có nghĩa là giao tử đơn bội của bố/mẹ có thể phát sinh cơ thể con, bởi vì còn phải qua khâu lưỡng bội hoá.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Tế_bào_xôma https://www.britannica.com/science/soma-cell https://www.iflscience.com/health-and-medicine/why... https://www.sciencedirect.com/topics/neuroscience/... https://earthprokaryotes.weebly.com/protobionts.ht... https://www.biology.iupui.edu/biocourses/N100/ch8l... https://www.genome.gov/glossary/index.cfm?id=186 https://biologydictionary.net/somatic-cells/ https://www.newworldencyclopedia.org/entry/Soma_(b... https://en.wikipedia.org/wiki/Somatic_cell https://fr.wikipedia.org/wiki/Cellule_somatique